Bộ dàn hát gia đình hay mà chi phí hiệu quả nhất
Cách chọn dàn karaoke và bài trí phòng hát
Cách chọn dàn karaoke cho ngày tết Nhiều dòng sản phẩm dân dụng đã giúp người dùng có thể trang bị dàn karaoke vui xuân ngày tết dễ dàng hơn bao giờ hết. Càng chuyên nghiệp hơn nếu thêm lớp cách âm trong phòng hát Để hát karaoke, người mua cần sắm một bộ hoàn chỉnh gồm: micro, tăng âm karaoke và bộ loa chuyên dụng. Có hai cách để tậu được bộ dàn: thứ nhất mua nguyên bộ từ nhà sản xuất, còn lại là sắm riêng từng phần của các hãng khác nhau. Mua dàn nguyên bộ Để tiện lợi cho người tiêu dùng, đa số các hãng sản xuất đều thiết kế dàn karaoke nguyên bộ. Người mua không cần phải nắm rõ kỹ thuật vẫn có thể cất vang tiếng ca của mình.
Tuy nhiên, hiện có nhiều hãng khác nhau trên thị trường cung cấp hàng tá nhãn hiệu và giá cả khiến người mua bối rối. Một lời khuyên nhỏ là không nên chọn những hiệu lạ chưa từng nghe tới có giá rẻ. Người mua nên chọn những thương hiệu có uy tín như: CADV, Arirang, Vitek, Sơn Ca, Tiến Đạt, Medialist, Califorina, Caliphat... Ưu điểm của dàn nguyên bộ là tính đồng bộ, nhà sản xuất đã tính các thông số kỹ thuật giữa các thành phần để cho ra nguyên dàn karaoke có các thành phần linh kiện tương thích với nhau. Tuy nhiên, dàn nguyên bộ của những hãng nói trên cũng có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Với tầm giá khoảng từ 3-8 triệu là người tiêu dùng đã có thể tậu về nhà một dàn karaoke tương đối. Tuy nhiên, nhiều người dùng thắc mắc tại sao mình hát không hay bằng ở ngoài. Điều này cũng dể hiểu, bởi tiệm karaoke sử dụng bộ dàn lắp ghép từ các thành phần khác nhau để cho ra âm thanh hay nhất. Tự lắp ráp dàn karaoke Dàn karaoke 4 loa chất lượng đủ "thổi tung" căn phòng. Nếu thuộc vào người sành âm thì dàn karaoke nguyên bộ sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Lúc này người mua nên tự ráp riêng bộ dàn cho mình. Tuy nhiên, cách này đòi
hỏi người ráp phải có kiến thức về đồ điện tử và chi phí cho bộ dàn này cao hơn so với nguyên bộ. Loa Bose 301 V thông dụng cho dàn karaoke Loa Thông thường, phòng hát có diện tích từ 20m2 trở xuống, người mua chỉ nên sắm loa có công suất từ 100-120W/ loa là vừa đủ công suất. Nếu mua loa có công suất lớn, người mua phải sắm ampli có đủ công suất phát, nếu không sẽ gây ra hiện tượng phát âm thanh không chuẩn hoặc có thể làm cháy ampli. Loa nên đặt phía trước và tạo với góc 90 độ với tai người hát. Loa dùng cho hát karaoke thường có màng loa bằng kim loại vì âm thanh sắc sảo hơn, thể hiện đúng chất giọng của người hát hơn là loại loa có màng bằng giấy. Loa được nhiều người ưa chuộng cho dàn là loại loa BMB hoặc Bose 301 V. Ampli Ampli cũng có muôn vàn chọn lựa. Nếu ngân sách có nhiều, người mua có thể chọn ampli của những hiệu nổi tiếng với giá cả khá cao. Với ngân sách có hạn, người mua có thể chọn ampli các hiệu như California, Jargua, Hùng loa… vẫn đủ đáp ứng nhu cầu hát.
Micro Ngoài ra, micro và dây nối cũng góp phần quan trọng giúp hát trung thực hơn. Đừng vì tiếc một khoản nhỏ chi phí mà phá hỏng cả dàn karaoke. Người mua nên mua dây micro và dây tín hiệu nối từ đầu DVD đến ampli phải là loại dây bọc kim tốt, tránh nhiễu, tránh ù. Các micro dùng cho hát karaoke thuộc dòng dynamic/ cardiod, người mua có thể chọn micro Shure SM58 để hát. Micro Shure SM58 được nhiều người chọn để hát Trên đây chỉ là một vài hướng dẫn cơ bản để người mua có định hướng trước khi sắm cho mình một bộ dàn karaoke. Nếu chưa thật sự rành kỹ thuật, người mua nên chọn dàn karaoke nguyên bộ để không còn lo lắng về cách lắp ghép. Cách thử dàn karaoke Nếu mua dàn nguyên bộ, người mua có thể áp dụng những cách sau để kiểm tra dàn karaoke có như ý muốn. 1. Giảm delay, repeat, để echo mức trung bình. 2. Bật mic lên khi volume cả dàn đang để mức trung bình, nếu nghe tiếng dội qua loa
--> receiver không có mạch chống nhiễu. 3. Thử giọng nói bằng 1,2,3, alo... Hát thử một bài ưa thích xem tiếng có trong, rõ, ấm và không bị rè. 4. Kiểm tra cả hai micro để tránh trường hợp chỉ hoạt động một cái. Người mua nên yêu cầu cho mang thử 2 hoặc 3 bộ micro hiệu khác. 5. Khi lắp rắp tại nhà, mở dàn với mức music volume nhỏ để kiểm tra micro. Người mua nên kiểm tra từ 20-30 phút, tránh thử chớp nhoáng để đến lúc mua không có cơ hội chọn lại. Khi thử nên thử cả hai micro, hát một nửa bằng micro một và chuyển sang micro hai để so sánh. 6. Bài kiểm tra cuối cùng là giảm echo, delay và repeat xuống 0, thử tiếng thuần của micro. Người hát sẽ nghe rõ nhất tính chất âm thanh mỗi micro. So sánh độ nhạy bằng cách hát đều 1 nốt và đưa mic xa dần miệng. Một mic có độ nhạy tốt sẽ giảm dần đều âm theo độ xa, cách 15cm vẫn còn hút tiếng. Micro loại thường có thể hát rất tốt nếu micro gần miệng ít hơn 3cm, nhưng đưa ra độ 5cm sẽ đột ngột giảm độ hút âm và độ 15cm thì không còn nghe tiếng. Chúc các bạn có dàn karaoke như ý muốn.